LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TRẮC ĐỊA

 

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TRẮC ĐỊA

 

  • Sự ra đời và phát triển của ngành trắc địa gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người, ngày nay chúng ta đã biết khá rõ lịch sử phát triển của Trắc địa thông qua các tư liệu khảo cổ.
  • Vào khoảng ba ngàn năm trước công nguyên, việc phân chia và chiếm hữu đất đai ở Ai Cập đã hình thành. Hàng năm sau các trận lũ của sông Nin, người ta phải xác định lại ranh giới chiến hữu đất, điều đó đã thúc đẩy con người sáng tạo ra các dụng cụ và phương pháp thích hợp để đo đạc, phân chia đất đó chính là điểm khởi đầu của môn đo đất. Sau Ai Cập đến nền văn minh Hy Lạp cổ đại, khoảng thế kỉ thứ VI trước công nguyên người Hy Lạp đã đề ra thuyết trái đất là một khối cầu. Vào thế kỉ thứ III trước công nguyên nhà thiên văn học Aratosten đã dùng các phương pháp đo đạc để xác định độ dài của cung kinh tuyến và đưa ra kích thước gần đúng của quả đất. Vào thời đó kiến thức về đo đạc đã góp phần xây dựng thành công các công trình kiến trúc độc đáo ở Ai Cập, Hi Lạp,...

 

lich-su-phat-trien-cua-trac-dia-dung-cu-do-nguoi-do-thai

Hình 1: dụng cụ đo của người cổ đại

 

  • Người ta cho rằng thuật ngữ trắc địa có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp cổ có nghĩa là phân chia đất đai. Sau này các ngôn ngữ khác đều dùng thuật ngữ đó (Geodesy, Géodésie, Geodezie,Geodasie).

 

lich-su-phat-trien-cua-trac-dia-do-dac-hi-lap-co

Hình 2: đo đạc của người Hi Lạp cổ.

 

  • Bản đồ thế giới đầu tiên đã được nhà thiên văn học Teleme vẽ vào thế kỉ thứ II sau công nguyên. Thế kỉ thứ XII, bằng các phương pháp trắc địa thuần túy, Kaslo đã xác định được hình dạng quả đất là Elipxoid.

 

lich-su-phat-trien-cua-trac-dia-ban-do-dau-tien-su-dung-kinh-do-vi-do

Hình 3: bản đồ đầu tiên sử dụng kinh độ và vĩ độ.

 

  • Đến thế kỉ thứ XVIII, hai nhà bác học người pháp là Delambre và Machain đã đo chính xác chiều dài cung kinh tuyến đi qua Paris tính từ xích đạo đến cực Bắc của trái đất. Chiều dài này đặt bằng 10.000.000 mét. Trên cơ sở kết quả này, năm 1791 tổ chức đo lường quốc tế chọn Mét là đơn vị đo độ dài quốc tế SI (1 mét = 1:40.000.000 độ dài kinh tuyến qua Paris). Sau này rất nhiều nhà trắc địa trên thế giới đã xác định kích thước của Elipxoid trái đất như Bessel (1841), Everest (1830), Clarke (1866), Helmert (1906),Kraxovski (1940) và hiện tại nhiều nước đang dùng WGS (1948).

 

lich-su-phat-trien-cua-trac-dia-thuoc-met-tieu-chuan-bang-platin

Hình 4: thước mét tiêu chuẩn bằng platin-iridi

 

  • Ở Việt Nam, từ thời Âu lạc đã biết sử dụng kiến thức trắc địa và kĩ thuật đo đạc để xây thành Cổ Loa xoáy trôn ốc và sau đó xây dựng kinh đô Thăng Long, đào kênh nhà Lê, v.v… năm 1469, vua  Lê Thánh Tông đã ra lệnh vẽ bản đồ đất nước và Việt Nam đã có tập bản đồ “ Đại Việt Hồng Đức”, một dấu ấn quan trọng chứng tỏ tổ tiên ta đã sớm có kiến thức và biết ứng dụng Trắc địa- Bản đồ quản lý và xây dựng đất nước.

 

lich-su-phat-trien-cua-trac-dia-thanh-co-loa

Hình 5: thành cổ loa

 

  • Thời kì Pháp thuộc, người Pháp đã lập “ Sở Đạc điền Đông Dương”, đưa nhân viên kỹ thuật và dụng cụ đo đạc đến để thành lập các loại bản đồ địa hình, địa chính phục vụ khai thác và vơ vét tài nguyên ở Đông Dương.
  • Ngành Trắc địa - bản đồ Việt Nam thực sự trở thành một ngành độc lập từ tháng 10 năm 1959 khi thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập Cục Đo Đạc bản đồ trực thuộc phủ Thủ Tướng.
  • Ngày 22/2/1994 Chính phủ ra quyết định số 12/CP về việc thành lập Tổng cục Địa chính trên cơ sở hợp nhất Tổng cục quản lí ruộng đất và cục đo đạc bản đồ nhà nước.
  • Ngành trắc địa – Bản đồ Việt Nam đã triển khai công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học kĩ thuật Trắc địa- Bản đồ trong  xây dựng lưới tọa độ, độ cao cấp Nhà nước, thành lập các loại bản đồ địa hình, địa chính và bản đồ chuyên đề phục vụ điều tra cơ bản, quản lí, xây dựng và bảo vệ đất nươc.